Những điều khoản “đỡ đạn” trong hợp đồng làm sự kiện (phần 1)

Không có một dạng hợp đồng chuẩn mực nào cho mọi mối quan hệ kinh doanh, tuỳ thuộc vào từng giao dịch, chúng ta sẽ cần đến những điều khoản thích hợp. Tuy nhiên, có những điều khoản mẫu cần hiện hữu trong mọi bản hợp đồng nhằm giảm thiểu các rủi ro tranh chấp pháp lý, hiểu nhầm và đảm bảo các quyền pháp lý cần thiết cho các công ty. Chúng còn được gọi là lớp áo giáp chống đạn cho mọi hợp đồng, hay điều khoản “áo giáp”.

Trong các hợp đồng bạn xem xét hay trong mẫu hợp đồng, bạn có thể gặp phải nhữung điều khoản có cùng nội dung nhưng câu chữ rất khác biệt. Phạm vi điều chỉnh của điều khoản mới quan trọng, chứ không phải ở câu chữ.

Miễn là cùng một ngữ nghĩa, từ ngữ hợp đồng sẽ không phải yếu tố quan trọng nhất trong các điều khoản được trình bày. Việc quan tâm đưa những điều khoản “áo giáp” vào mọi bản hợp đồng mà mỗi doanh nghiệp ký kết là hết sức thiết yếu, mặc dù doanh nghiệp bạn có thể thấy một vài điều khoản nào đó là không cần thiết trong các bản hợp đồng nhất định.

Yếu tố quan trọng đó là xác định những rủi ro kinh doanh nào có thể hiện diện trong các giao dịch của doanh nghiệp, và loại bỏ hay giảm thiểu những rủi ro đó bằng việc sử dụng các điều khoản hợp đồng.

eventchannel.vn hop dong to chuc event

Nắm và hiểu rõ các điều khoản trong hợp đồng giúp tránh được các rủi ro và tranh chấp

Dưới đây là 23 điều khoản “áo giáp” giúp ngăn ngừa bất cứ rủi ro hay thua thiệt nào trên các hợp đồng doanh nghiệp bạn ký kết. Các mẫu điều khoản sẽ được đưa ra, cùng với đó là thảo luận về ý nghĩa của từng điều khoản và tại sao cần phải có trong một bản hợp đồng.

1. Chuyển giao/Hợp đồng phụ: Bốn lựa chọn

Tiếng Anh

Assignment/Subcontracting

“Neither party shall have the right to assign or subcontract any part of its obligations under this agreement“.

Tiếng Việt

Chuyển giao/Hợp đồng phụ

“Không bên nào sẽ có quyền chuyển giao hay ký kết hợp đồng phụ đối với bất cứ trách nhiệm nào của mình theo bản hợp đồng này“

Điều khoản này ngăn ngừa việc doanh nghiệp bạn hay phía đối tác ký kết hợp đồng khỏi việc chuyển giao toàn bộ hợp đồng hay từng phần hợp đồng cho bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp nào khác.

Việc chuyển giao bản hợp đồng có thể xuất hiện khi doanh nghiệp bạn hay đối tác ký kết hợp đồng bị sáp nhập/mua lại, hay chuyển đổi hoạt động (một chủ sở hữu mới có thể nhận chuyển giao bản hợp đồng này). Trong khi đó, việc ký kết các hợp đồng phụ có thể xuất hiện khi một nhà thầu phụ độc lập hay một công ty khác được thuê mướn để thực hiện các công việc mà vốn doanh nghiệp bạn hay đối tác ký kết hợp đồng có trách nhiệm thực hiện.

Các hợp đồng được nhìn nhận là có thể được chuyển giao trừ khi có một điều khoản kiểu này xuất hiện trong bản hợp đồng để ngăn ngừa việc chuyển giao. Điều khoản này sẽ không ngăn cản bất cứ bên nào trong bản hợp đồng về việc đồng ý chuyển giao hay ký kết hợp đồng phụ, mà còn thể hiện rằng không có sự đồng ý đó thì việc chuyển giao hay ký hợp đồng phụ sẽ là một vi phạm hợp đồng.

Tiếng Anh

Assignment/Subcontracting

“Neither party shall have the right to assign or subcontract any of its obligations or duties under this agreement without the prior written consent of the other party, which consent shall not be unreasonably withheld or delayed“.

Tiếng Việt

Chuyển giao/Hợp đồng phụ

“Không bên nào sẽ có quyền chuyển giao hay ký kết hợp đồng phụ đối với bất cứ trách nhiệm nào của mình theo bản hợp đồng này mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của bên kia, sự đồng ý này sẽ không được trì hoãn hay từ chối một cách bất hợp lý“.

Nội dung này ngăn ngừa việc chuyển giao hợp đồng cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào khác ngoại trừ khi bên kia có sự đồng ý bằng văn bản. Quyết định có đồng ý hay không phải được đưa ra nhanh chóng và một quyết định không đồng ý phải dựa trên những lý do thích hợp.

Tiếng Anh

Assignment/Subcontracting

“Neither party shall have the right to assign or subcontract any of its obligations or duties under this agreement, without the prior written consent of the other party, which consent shall be in the sole determination of the party with the right to consent“.

Tiếng Việt

Chuyển giao/Hợp đồng phụ

”Không bên nào sẽ có quyền chuyển giao hay ký kết hợp đồng phụ đối với bất cứ trách nhiệm nào của mình theo bản hợp đồng này mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản của bên kia, sự đồng ý này sẽ do bên kia toàn quyền quyết định“.

Nội dung này ngăn cản việc chuyển giao hợp đồng cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào khác ngoại trừ khi bên kia có sự đồng ý bằng văn bản. Quyết định có đồng ý hay không có thể dựa trên bất cứ lý do gì, thậm chí cả lý do không hợp lý.

Tiếng Anh

Assignment/Subcontracting

“Notwithstanding the foregoing, either party may, without the consent of the other party, assign the agreement to an affiliate or subsidiary or to any person that acquires all or substantially all of the assets of a party.”.

Tiếng Việt

Chuyển giao/Hợp đồng phụ

“Ngoại trừ những nội dung ở trên, bất cứ bên nào có thể, không cần sự đồng ý của bên kia, chuyển giao hợp đồng này cho một thành viên hay đơn vị phụ thuộc hay bất cứ cá nhân nào nắm giữ tất cả hay phần lớn tài sản của một bên”.

Nội dung này sẽ được đưa kèm cùng với một trong các điều khoản ngăn ngừa chuyển giao hay cho phép với sự đồng ý của bên kia như đã trình bày ở trên. Nó cho phép việc chuyển giao hợp đồng mà không có sự đồng ý của bên kia nếu việc chuyển giao là cho một doanh nghiệp thành viên (thường được xác định là doanh nghiệp có ít nhất 50% vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp bạn hay của đối tác ký kết hợp đồng), một công ty phụ thuộc, hay một thực thể mua lại hay sở hữu phần lớn tài sản của doanh nghiệp bạn hay của đối tác ký kết hợp đồng.

Nếu việc doanh nghiệp bạn hay đối tác ký kết hợp đồng phải tự mình thực hiện hợp đồng là quan trọng, điều khoản này sẽ cần đưa vào khi soạn thảo hợp đồng. Nếu doanh nghiệp bạn có thể bị sáp nhập/mua lại, có thể muốn ký kết hợp đồng phụ đối với tất cả hay một phần trách nhiệm theo hợp đồng, hay có thể muốn chuyển giao hợp đồng cho thành viên hay đơn vị phụ thuộc, tuỳ từng trường hợp, doanh nghiệp bạn sẽ lựa chọn đưa vào một trong các kiểu nội dung điều khoản như trên.

2. Phí luật sư

Tiếng Anh

Attorney’s Fees

“The non-prevailing party in any dispute under this agreement shall pay all costs and expenses, including expert witness fees and attorneys’ fees, incurred by the prevailing party in resolving such dispute“.

Tiếng Việt

Phí luật sư

“Bên không thắng thế trong bất cứ tranh chấp nào phát sinh theo hợp đồng này sẽ phải trả tất cả các chi phí và phí tổn, bao gồm phí luật sư, phí làm chứng chuyên gia, mà bên thắng thế phải chịu trong quá trình giải quyết tranh chấp đó“.

Điều khoản này tạo ra quyền được bù đắp các chi phí và phí tổn phải trả của bên thắng cuộc trong giải quyết tranh chấp hợp đồng. Theo cách thức diễn đạt từ ngữ của bản hợp đồng này, các chi phí và phí tổn không giới hạn ở những gì phải trả trong vụ kiện tụng, mà là tất cả chi phí và phí tổn phải chịu trong bất cứ tranh chấp hợp đồng đồng nào đều sẽ được bù đắp.

Thông thường, điều khoản này được soạn chỉ áp dụng đối với các chi phí và phí tổn mà bên thắng cuộc phải chịu trong riêng một vụ kiện. Một vài pháp luật quốc gia có quy định rõ ràng cho bên thắng cuộc trong các tranh chấp hợp đồng được bù đắp những chi phí và phí tổn pháp lý từ bên thua cuộc.

Nếu hệ thống pháp luật nơi phát sinh tranh chấp không có quy định đó, điều khoản hợp đồng này sẽ tạo ra quyền hạn tương tự cho bên thắng cuộc. Bên cạnh đó, điều khoản này nhằm hạn chế các tranh chấp lặt vặt bởi vì bên khởi kiện có thể chịu rủi ro bồi thường các chi phí pháp lý liên quan nếu thua kiện.

Còn trường hợp hệ thống pháp luật nơi phát sinh tranh chấp có quy định, bạn có thể loại bỏ điều khoản này khỏi bản hợp đồng. Tuy nhiên, trừ khi pháp luật cho phép được bù đắp trong bất cứ “tranh chấp” và bất cứ “vụ kiện” nào, điều khoản này tạo ra quyền lớn hơn để bên thắng cuộc được bù đắp các chi phí và có thể có giá trị rất lớn.

3. Lựa chọn luật hay Luật điều chỉnh

Tiếng Anh

Choice of Law or Governing Law

“This agreement shall be governed by and construed in accordance with the internal laws of the ……., without reference to any conflicts of law provisions“.

Tiếng Việt

Lựa chọn luật hay Luật điều chỉnh

“Hợp đồng này sẽ chịu sự điều chỉnh bởi và hướng dẫn theo đúng pháp luật của ……….., không có dẫn chiếu tới bất cứ xung đột điều khoản pháp luật nào“.

Điều khoản chỉ định hệ thống pháp luật của một quốc gia hay một địa phương nào đó do các bên lựa chọn sử dụng nhằm điều chỉnh và giải thích hợp đồng. Để hiệu quả về mặt pháp lý, hệ thống pháp luật các bên lựa chọn phải có mối liên hệ nào đó với các bên trong bản hợp đồng hay có mối liên hệ với bản hợp đồng.

Hầu hết các doanh nghiệp chỉ định pháp luật nơi mình đóng trụ sở chính. Sự chỉ định này có lợi cho doanh nghiệp bạn bởi vì doanh nghiệp bạn đang hoạt động theo pháp luật đó, quen thuộc với chúng và có các luật sư am hiểu về chúng. Nếu không có pháp luật nào được chỉ định, toà án có thể giải thích hợp đồng theo pháp luật của nơi mà một trong hai bên thành lập và tiến hành các hoạt động kinh doanh chính, hoặc nơi mà hợp đồng được thực hiện hay ký kết.

Việc đưa điều khoản này vào hợp đồng sẽ giảm thiểu rủi ro áp dụng một hệ thống pháp luật nào đó mà doanh nghiệp bạn không thích hay không lường trước được. Nếu cả hai bên ký kết hợp đồng có cùng trụ sở chính tại một địa phương nào đó và cùng thực hiện nội dung hợp đồng tại chính địa phương đó, việc áp dụng một hệ thống pháp luật khác để giải thích hợp đồng là rất khó xảy ra, và vì thế có thể loại bỏ điều khoản này khỏi bản hợp đồng.

Thông thường, bộ phận pháp lý của các công ty lớn thường yêu cầu với những ai soạn thảo bản hợp đồng này phải ghi rõ luật điều chỉnh hợp đồng là luật của nơi công ty có trụ sở chính. Các điều khoản như thanh toán, chất lượng và giao nhận là có thể đàm phán, những sẽ không có sự linh hoạt với điều khoản luật điều chỉnh.

Việc sử dụng điều khoản này khá có lợi thế cho các doanh nghiệp nhỏ khi mà họ từ chối nhượng bộ những điểm kinh doanh khác có lợi cho doanh nghiệp mình trước khi đồng ý về luật điều chỉnh như đúng yêu cầu của các công ty lớn. Bất cứ khi nào đối tác bên kia của hợp đồng nói rằng phòng pháp chế của họ khăng khăng luật điều chỉnh phải là thế nào đó, doanh nghiệp bạn biết rằng mình đang có một lợi thế.

4. Lựa chọn nơi xét xử

Tiếng Anh

Choice of Venue

“Each party hereby submits to the exclusive jurisdiction of, and waives any venue or other objection against, any federal court sitting ……… in any legal proceeding arising out of or relating to this contract. Each party agrees that all claims and matters may be heard and determined in any such court and each party waives any right to object to such filing on venue, forum non-convenient, or similar grounds“.

Tiếng Việt

Lựa chọn nơi xét xử

“Mỗi bên theo đây đệ trình lên một nơi xét xử duy nhất tại, và từ bỏ bất cứ nơi xét xử nào khác hay các phản đối lại, bất cứ toà nào thuộc …. trong bất cứ quy trình tố tụng nào phát sinh liên quan tới hợp đồng này. Mỗi bên đồng ý rằng tất cả các khiếu nại hay các vấn đề có thể được lắng nghe và giải quyết trong bất cứ toà án nào như vậy và mỗi bên từ bỏ bất cứ quyền phản đối nào về việc đệ trình như vậy tại nơi xét xử đó“.

Điều khoản lựa chọn luật hay luật điều chỉnh xác định luật nơi nào được áp dụng đối với hợp đồng, trong khi điều khoản này xác định hệ thống toà án nào sẽ giải quyết tranh chấp phát sinh. Mỗi bên sẽ muốn đệ trình một vụ kiện giải quyết tại toà án địa phương nơi mình đóng trụ sở chính hay tiến hành các hoạt động kinh doanh chính.

Việc này là dễ hiểu bởi vì các luật sư của mỗi bên sẽ am hiểu và thông thuộc hơn với các toà án này, và các nhân viên sẽ không phải đi quá xa để tham gia vụ kiện. Một điểm khác nữa là các toà án thường thiên vị hơn đối với những người địa phương. Điều khoản này tạo dựng một thoả thuận pháp lý giữa các bên rằng vụ kiện chỉ có thể được giải quyết tại một toà án nhất định.

5. Tuân thủ pháp luật

Tiếng Anh

Compliance with Laws

“Each party shall comply in all respects with all applicable legal requirements governing the duties, obligations, and business practices of that party and shall obtain any permits or licenses necessary for its operations. Neither party shall take any action in violation of any applicable legal requirement that could result in liability being imposed on the other party“.

Tiếng Việt

Tuân thủ pháp luật

“Mỗi bên sẽ tuân thủ tất cả các nội dung theo đúng các yêu cầu pháp luật áp dụng điều chỉnh các trách nhiệm, nghĩa vụ và hoạt động kinh doanh của mình và sẽ có được bất cứ giấy phép hay chấp thuận cần thiết cho các hoạt động kinh doanh của mình. Không bên nào sẽ thực thi bất cứ hành động nào trái với các quy định pháp luật áp dụng có thể dẫn tới kết quả phát sinh trách nhiệm của bên kia”.

Điều khoản này xem ra có thể thừa vì cả hai bên ký kết bản hợp đồng buộc phải tuân thủ các quy định pháp luật áp dụng. Mục đích của điều khoản này là làm rõ việc không tuân thủ quy định pháp luật sẽ là một vi phạm hợp đồng.

Không có điều khoản này, việc vi phạm pháp luật sẽ không có tác động lên bản hợp đồng. Nếu việc vi phạm pháp luật sẽ có tác động tiêu cực lên doanh nghiệp bạn cho dù doanh nghiệp bạn có thể chịu trách nhiệm liên đới hay có thể mang tiếng xấu, điều khoản này cần thiết phải đưa vào để doanh nghiệp bạn có thể chấm dứt hợp đồng và/hay nhận được bồi thường cho thiệt hại.

Theo BWPortal.com