Những lưu ý khi sử dụng flying cam trong sự kiện

Sử dụng flying cam trong sự kiện ngày nay đã không còn quá mới mẻ. Flying cam là những thiết bị bay không người lái được điều khiển từ xa và có trang bị camera, dùng để tạo ra những cảnh quay bao quát từ trên không trung. Những cảnh quay ngoạn mục do flying cam thu được sẽ góp phần làm sinh động hơn rất nhiều các hình ảnh và video báo cáo sau chương trình. Flying cam thường được dùng trong các sự kiện diễn ra tại sân vận động, các buổi team building, diễu hành hoặc các cuộc thi quy mô lớn, v.v…

Để đạt được hiệu quả khi sử dụng flying cam cho sự kiện, bạn cần tới một số lưu ý nhỏ sau đây:

1. Chuẩn bị kịch bản quay

Bạn mong muốn thu được những cảnh quay nào từ flying cam? Đâu là hình ảnh và những góc quay bắt buộc phải có trong video báo cáo sau chương trình? Hãy bàn bạc kỹ lưỡng với nhà cung cấp để chắc chắn họ hiểu rõ yêu cầu của bạn, những hình ảnh nào và những key moment nào họ cần ghi hình lại. Tốt nhất, hãy viết kịch bản quay chi tiết bằng văn bản và cùng bàn bạc với đối tác dựa trên những yêu cầu đó thay vì chỉ nhắn nhủ với họ qua loa bằng lời nói.

2. Yêu cầu xem video tham khảo

Hiện nay có rất nhiều đối tác cung cấp dịch vụ flying cam cho sự kiện. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ cũng như giá thành của họ có thể chênh nhau rất lớn. Trước khi quyết định làm việc với bất cứ đối tác nào, bạn nên yêu cầu họ cho xem những sản phẩm trước đây để tham khảo.

3. Flying cam có thể gây tiếng ồn

Các flying cam thường gây ra tiếng ồn và gió mạnh, có thể khiến khán giả khó chịu nếu chúng bay quá thấp. Bởi vậy bạn nên cân nhắc kỹ khi dùng đến flying cam cho sự kiện. Ví dụ nếu chương trình của bạn là một cuộc thi ngoài trời, đôi khi việc quay, chụp sân khấu và ban giám khảo bằng flying cam cũng không cần thiết.

maxresdefault2

 

4. An toàn là trên hết

Flying cam có thể gây nguy hiểm, đặc biệt là trong sự kiện có đông người tham gia. Bạn nên bàn bạc với nhà cung cấp để hiểu những rủi ro nào có thể xảy đến. Cho flying cam bay thử trước chương trình, luôn biết rõ vị trí của người điều khiển flying cam đang ngồi ở đâu, họ điều hướng như thế nào, thường xuyên liên lạc giữa người điều hướng và bàn điều khiển bằng điện thoại hoặc bộ đàm, quan sát và báo trước những chướng ngại vật trên không có thể cản trở flying cam, v.v…. Tất cả những điều đó cần được lường trước để đảm bảo an toàn cho khán giả cũng như giúp flying cam hoạt động tốt trong chương trình.

5. Xin giấy phép

Khu vực tổ chức sự kiện có được phép quay, chụp hay không? Khu dân cư gần đó có cho phép đơn vị tổ chức sử dụng các thiết bị bay gây tiếng ồn hay không? v.v…. Nếu bất cứ trường hợp nào ở trên cần xin phép của cơ quan chính quyền, bạn hãy khảo sát kỹ lưỡng để chuẩn bị những thủ tục cần thiết.