Trải lòng của 9X cô đơn về nghề tổ chức đám cưới

Lặng thầm đứng sau thành công của một bữa tiệc cưới là các wedding planner. Song ít ai biết rằng, người vun đắp cho hạnh phúc lứa đôi lại chính là những kẻ cô đơn.

 

Xuất hiện tại Việt Nam cách đây vài năm, wedding planner hiện thu hút đông đảo sự tham gia của giới trẻ. Đó là những người lập kế hoạch và tổ chức đám cưới. Đội ngũ này sẽ giúp cô dâu, chú rể chuẩn bị tất cả các khâu cần thiết để hôn lễ diễn ra hoàn hảo nhất – từ tư vấn lựa chọn chủ đề tiệc cưới, lên khung chương trình, hoạch toán chi phí sao cho phù hợp với điều kiện tài chính đến từng chi tiết nhỏ nhất như chăm sóc da cô dâu, khám sức khoẻ sinh sản… Wedding Planner tất bật với các khâu chuẩn bị đám cưới cho khách hàng mà bỏ quên hạnh phúc cá nhân.
Wedding Planner tất bật với các khâu chuẩn bị đám cưới cho khách hàng mà bỏ quên hạnh phúc cá nhân. (Ảnh minh hoạ)
Các bạn trẻ làm wedding planner luôn tất bật với các khâu chuẩn bị đám cưới cho khách hàng, song lại bỏ quên hạnh phúc của chính mình. Ảnh minh hoạ.
Phạm Thị Thuỳ Dung – người có kinh nghiệm 5 năm trong nghề – chia sẻ: “Người ta hay nói hôn nhân là nấm mồ của tình yêu. Nhưng ai cũng háo hức với một bước ngoặt quan trọng của cuộc đời”. Do đó, nhiệm vụ chủ yếu của những người làm công việc như Dung là làm sao để các cặp đôi có được đám cưới trọn vẹn, tạo bước đệm vững chắc cho cuộc hôn nhân sau này của họ. Bận rộn quên cả hẹn hò Để tiệc cưới diễn ra suôn sẻ, ý nghĩa, những wedding planner phải bỏ ra rất nhiều công sức, vất vả và gặp không ít khó khăn. Thuỳ Dung cho hay: “Bố mẹ không thích mình theo công việc này vì sợ ảnh hưởng đến học tập. Chưa kể, nghề cũng khá nặng nhọc so với sức khoẻ của mình”. Không chỉ Dung, nhiều đồng nghiệp của cô cũng bị gia đình phản đối. Cô kể: “Mình có một cô bạn cùng nhóm gặp sự cấm cản gay gắt từ mẹ. Do bác ấy nghĩ công việc này không ổn định và không có tương lai.
Đôi lần, có người gọi điện cho cô ấy để đặt hàng tổ chức đám cưới, bác gái vô tình nghe điện và từ chối luôn. Sau đó, khách hàng tỏ thái độ không hài lòng với chúng mình”. Cô gái sinh năm 1994 cho biết thêm, cường độ và thời gian làm wedding planner cũng ảnh hưởng nhiều đến đời sống cá nhân của cô. “Do đám cưới thông thường kéo dài 1-2 ngày nên cả nhóm phải ở nhà cô dâu từ sáng đến đêm để chuẩn bị mọi thứ. Khoảng thời gian đó khiến mình không còn không gian dành riêng cho bản thân” – Dung nói.
Chưa kể, 9X còn thường xuyên làm những việc của nam giới như bê vác đồ nặng, đóng đinh, leo thang treo đèn, biển trang trí… Dung chia sẻ: “Vì quá bận nên bộ phận này phải làm giúp bộ phận khác. Con gái cũng khuân vác, đinh búa đóng chan chát. Tay có vết bầm, xước là chuyện thường”. Hợp tác với nhiều khách hàng, cô gái do đó gặp không ít trường hợp dở khóc dở cười. “Làm nghề này cần có tâm lý vững vàng, xử lý tình huống linh hoạt. Bởi có những trường hợp cô dâu, chú rể bị gia đình ép buộc, lỡ có bầu… phải cưới nên rất gượng gạo. Một số cặp đôi thì rơi vào trạng thái bối rối trước hôn nhân” – 9X kể.
Dung tiết lộ, cô chỉ nhận chương trình vào ngày cuối tuần vì còn bận đi học và làm thêm một vài việc khác. Cả tuần kín lịch như vậy, cô buồn rầu: “Đến thở còn khó, nói gì đến hẹn hò. Ngày trước, mình có người yêu nhưng thời gian gặp nhau ít quá, có khi đến hai tuần chưa nhìn thấy mặt. Đó cũng là lý do chủ yếu khiến chúng mình chia tay”. Đến nay, Dung vẫn nhớ câu nói của bạn trai: “Nếu em cứ đi chăm sóc cho hạnh phúc người khác như thế thì không biết đến bao giờ anh và em mới có thể làm nhân vật chính trong câu chuyện”. Cô đơn một mình sớm tối, Thuỳ Dung không ít lần tủi thân. Cô tâm sự: “Mình nhớ nhất một buổi tối, sau khi đám cưới kết thúc thuận lợi, mình ở lại dọn dẹp đến tận khuya.
Mọi người về hết nên đành bắt xe về giữa 12h đêm. Do trời mưa tầm tã nên khó bắt taxi, mà đường vắng tanh không bóng người. Đợi mãi mình mới thấy một bác xe ôm, đi được đoạn đường thì xe chết máy. Trong khi đó, điện thoại lại hết pin. Mình lo sợ và buồn tủi không kìm được nước mắt. May mình bắt được xe khác về nhà sau mấy tiếng chật vật”. Rồi những ngày sức khoẻ kém nhưng vẫn không dám nghỉ, 9X bồi hồi: “Nhớ lần sốt 39 độ nhưng do đã nhận chương trình nên mình cố gắng đi làm.
Cũng là bởi mình không yên tâm khi đứa con tinh thần chưa hoàn thành và rất muốn được thấy các cặp đôi bên nhau hạnh phúc”. Dung kể thêm, có những hôm cô dậy chỉ đánh răng, rửa mặt, không kịp trang điểm. “Mọi người trong tiệc cưới đều xinh đẹp, còn mình xấu hổ vì bộ dạng nhếch nhác, như chú vịt lạc giữa bầy thiên nga vậy” – 9X nói.
Đám cưới Việt vẫn trọng hình thức Vất vả, bận rộn như vậy nhưng cô gái sinh năm 1994 chưa bao giờ có ý định bỏ nghề. Bởi cô muốn tạo cho các cặp đôi không khí tiệc cưới hạnh phúc, ý nghĩa để bắt đầu chuỗi ngày tốt đẹp tiếp theo. Dung cho hay, cô thấy đám cưới hiện nay mang nặng tính hình thức do suy nghĩ lâu đời, truyền thống của người Việt. Chưa kể nó còn rất tốn kém, lãng phí và không hợp với mắt thẩm mỹ của chính cô dâu, chú rể – nhân vật chính trong bữa tiệc. Đơn cử cho sự lãng phí, Dung chỉ ra: “Có những chiếc bánh cưới rất to, đẹp nhưng lại không ăn được vì nó có nhiều phẩm màu hại sức khoẻ. Hay cổng hoa trang trí lộng lẫy, đắt tiền – sau đám cưới, số phận của nó chỉ nằm ở bãi rác”. Để có một tiệc cưới hoàn hảo và phù hợp điều kiện tài chính của cô dâu, chú rể, các Wedding Planner đã tốn nhiều công sức sáng tạo, chăm chút tỉ mỉ.
Để có một tiệc cưới hoàn hảo và phù hợp điều kiện tài chính của cô dâu, chú rể, các Wedding Planner đã tốn nhiều công sức sáng tạo, chăm chút tỉ mỉ. (Ảnh minh hoạ)
Để có một tiệc cưới hoàn hảo và phù hợp điều kiện tài chính của cô dâu, chú rể, các wedding planner đã tốn nhiều công sức, sáng tạo… Ảnh minh hoạ.
Cô cho hay, wedding planner ở nước ta đang vấp phải những định kiến rằng, dịch vụ này quá sang chảnh, chỉ thích hợp với con nhà giàu. Bởi phần lớn giá thành của nó cao, trung bình tốn khoảng 30-40 triệu đồng cho một gói dịch vụ như thế. Đó là một con số lớn đối với những công chức bình thường. “Đáng lẽ ngày trọng đại phải thật vui vẻ, bỗng dưng trở thành gánh nặng kinh tế” – Dung nói.
Không chỉ vậy, dịch vụ wedding planner đang trong tình trạng đơn điệu, một màu, vì không có sự sáng tạo, các chủ đề thường lượm lặt từ nước ngoài. Ngoài ra, các nguyên liệu trong nước cũng chưa được tận dụng. Gắn bó với nghề bởi sự yêu thích, từ lý do rất hồn nhiên “nhìn cô dâu, chú rể hạnh phúc, mình cũng vui theo”, 9X mong muốn tạo được nhiều hơn những khoảnh khắc thiêng liêng, ngọt ngào mà vẫn phù hợp với khả năng tài chính của các cặp đôi. Còn về một nửa của chính mình, Dung cười nói: “Sẽ có anh chàng nào đó thông cảm cho nghề nghiệp này thôi”.

Comments are closed.