Tổ chức Đại Hội Cổ Đông Thường Niên

Tổ chức Đại Hội Cổ Đông Thường Niên

CAM KẾT GIÁ TỐT NHẤT

Sacombank-dai-hoi-co-dong-2015-hinh-5

Đại hội cổ đông là cuộc họp thường kỳ (thường là một năm) hoặc bất thường của các cổ đông của một công ty cổ phần để:

  • Tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh qua một năm tài chính (fiscal year);
  • Biểu quyết về chiến lược và các kế hoạch phát triển công ty trong những năm tới; và/hoặc
  • Giải quyết những vấn đề quan trọng khác liên quan đến đường lối phát triển công ty.
  • Bầu Chủ tịch hội đồng quản trị mới khi Chủ tịch hội đồng quản trị cũ đã hết nhiệm kì
  • Cung cấp các gói Đại Hội Đồng Cổ Đông

Để chuẩn bị tổ chức đại hội cổ đông cho các khâu bạn phải chuẩn bị từ trước và rất nhiều hạng mục. Chính vì nắm bắt điều này TITAN xin cung cấp cho bạn các lựa chọn sau đây:

1.Tự lên kế hoạch – chuẩn bị thiết bị:

Bạn tự lên kế hoạch cho buổi họp cổ đông, từ việc chọn các thiết bị cho đến nhà cung cấp. Công việc sẽ nhiều hơn nhưng bạn sẽ chọn từng loại thiết bị của nhiều nhà cung cấp khác nhau để có được chất lượng ưng ý nhất.

 

2. Chọn theo gói hạng mục thiết bị có sẵn ( Giá linh động tùy theo số lượng khách mời ) :

A. Gói Tổ chức đại hội cổ đông dành cho 80 người giá 13.000.000 VNĐ

B. Gói Tổ chức đại hội cổ đông dành cho 150 khách giá: 21.000.000 VNĐ

C. Gói Tổ chức đại hội cổ đông cho 300 khách trở lên giá 30.000.000 VNĐ

Tùy theo yêu cầu của từng công ty mà chọn những gói khác nhau. Về cơ bản các thiết bị các gói đều giống nhau, nếu sử dụng các gói số lượng lớn người tham gia thì sẽ gia tăng số lượng.

Các thiết bị cơ bản cho buổi họp đại hội đồng cổ đông bao gồm:

  • Cho thuê Bàn ghế
  • Cho thuê Sân khấu
  • Cho thuê Backdrop
  • Cho thuê Standee
  • Cho thuê Âm thanh hội nghị
  • Cho thuê Thảm đỏ ( nếu cần )
  • Cho thuê Tiệc teabreak ( đãi tiệc nhẹ tại nơi tổ chức )
  • Cho thuê Trụ barrier
  • Cho thuê Lễ tân Pg – PG ( nếu cần )
  • Cho thuê Bục phát biểu
  • Cho thuê Các hạng mục hoa tươi

Liên hệ Với TITAN Để được Tư vấn và báo giá.

CAM KẾT GIÁ TỐT NHẤT

ĐANG CÓ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI – GỌI NGAY 0903 033 997

 

 

 

 

to-chuc-dai-hoi-co-dong (1) to-chuc-dai-hoi-co-dong (2) to-chuc-dai-hoi-co-dong (3) to-chuc-dai-hoi-co-dong (4) to-chuc-dai-hoi-co-dong (5) to-chuc-dai-hoi-co-dong (6) to-chuc-dai-hoi-co-dong (7) to-chuc-dai-hoi-co-dong (8) to-chuc-dai-hoi-co-dong (9) to-chuc-dai-hoi-co-dong (10)

 

Quy trình tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên

 

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005  quy định về quy trình tiến hành tổ chức họp Đại Hội đồng Cổ đông như sau:

Bước 1.Triệu tập cuộc họp

– Chuẩn bị danh sách cổ đông tham dự cuộc họp:

Danh sách những cổ đông tham dự bao gồm tất cả những người theo luật định có quyền hợp pháp được dự họp. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông của công ty. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập khi có quyết định triệu tập và phải lập xong chậm nhất ba mươi ngày trước ngày khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không quy định một thời hạn khác ngắn hơn.

– Thông báo dự họp: Mỗi người trong danh sách cổ đông tham dự sẽ nhận được Thông báo bằng văn bản về việc dự họp.

– Xác định số cổ đông dự họp tối thiểu: Số cổ đông dự họp tối thiểu của cuộc họp cổ đông là 65% của số cổ phần có quyền biểu quyết. Trong trường hợp số cổ đông tham dự ít hơn 65% dẫn đến kết quả là cuộc họp không được tiến hành, cuộc họp sẽ được tổ chức lại lần thứ hai trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuộc họp đầu tiên. Số cổ đông dự họp tối thiểu trong lần họp thứ hai này là 51% của số cổ phần có quyền biểu quyết. Trong trường hợp cuộc họp thứ hai không thể tiến hành được do không đủ phần trăm cổ phần có quyền biểu quyết, cuộc họp cuối cùng sẽ được tiến hành trong vòng 20 ngày, kể từ ngày cuộc họp lần thứ hai, với sự hiện diện của tất cả các cổ đông có thể tham dự cuộc họp đó. Người đăng ký dự họp sẽ được cấp thẻ biểu quyết tương ứng với số vấn đề cần biểu quyết trong chương trình họp

 

Bước 2. Tiến hành cuộc họp:

– Chủ toạ, thư ký và ban kiểm phiếu của cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được quy định như sau:

Chủ tịch Hội đồng quản trị làm chủ toạ các cuộc họp do Hội đồng quản trị triệu tập; trường hợp Chủ tịch vắng mặt hoặc tạm thời mất khả năng làm việc thì các thành viên còn lại bầu một người trong số họ làm chủ toạ cuộc họp; trường hợp không có người có thể làm chủ toạ thì thành viên Hội đồng quản trị có chức vụ cao nhất điều khiển để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ toạ cuộc họp trong số những người dự họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ toạ cuộc họp; Trong các trường hợp khác, người ký tên triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông điều khiển để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ toạ cuộc họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ toạ cuộc họp;

Chủ toạ cử một người làm thư ký lập biên bản họp Đại hội đồng cổ đông;

Đại hội đồng cổ đông bầu ban kiểm phiếu không quá ba người theo đề nghị của chủ toạ cuộc họp;

– Nội dung cuộc họp Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:

Báo cáo tài chính hàng năm;

Báo cáo của Hội đồng quản trị đánh giá thực trạng công tác quản lý kinh doanh ở công ty;

Báo cáo của Ban kiểm soát về quản lý công ty của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;

Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.

– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất ba ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác.

 

 Bước 3. Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông

3.1 Hình thức thông qua quyết định:

– Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.

– Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:

Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

Thông qua định hướng phát triển công ty;

Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;

Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;

Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;

Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;

Tổ chức lại, giải thể công ty.

3.2 Điều kiện thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông:

Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Được số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định (Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội về việc phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập WTO)

– Đối với quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty; đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định;

– Việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên.

– Các quyết định được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông với số cổ đông trực tiếp và uỷ quyền tham dự đại diện 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục triệu tập, nội dung chương trình họp và thể thức tiến hành họp không được thực hiện đúng như quy định.

– Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

* Yêu cầu huỷ bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông:

Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát có quyền yêu cầu Toà án hoặc Trọng tài xem xét, huỷ bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

– Trình tự và thủ tục triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty;

– Trình tự, thủ tục ra quyết định và nội dung quyết định vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty./.

 

TITAN nhận tổ chức khai trương, tổ chức lễ khởi công động thổ, tổ chức lễ kỷ niệm thành lập

DMCA.com Protection Status

Comments are closed.